Số điện thoại đường dây nóng trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân khi thực hiện TTHC, dịch vụ công của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ lần thứ II, năm 2020: Bạc Liêu đạt giải Nhất Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 Doanh nghiệp du lịch, lữ hành đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long khảo sát tiềm năng, sản phẩm du lịch Bạc Liêu Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu Phát huy vai trò liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long với tỉnh Phú Yên Họp Ban Chỉ đạo rà soát tổng thể công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 Kiểm tra các địa điểm tổ chức hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu Đoàn công tác tỉnh Bạc Liêu làm việc với Bộ VH,TT&DL về công tác tổ chức Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022

null Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

Công nghệ thông tin
Thứ năm, 20/10/2022, 16:00
Màu chữ Cỡ chữ
Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh

Ngày 14/10/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 142/​KH-UBND về việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Mục tiêu phát triển kinh tế số đến năm 2025: Tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GRDP; Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 80%; Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; Tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 2%. Đến năm 2030: tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%; Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng hợp đồng điện tử đạt 100%; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 70%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lực lượng lao động đạt trên 3%.

Mục tiêu phát triển xã hội số đến năm 2025: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 50%; Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 70%; Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 80%; Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 70%; Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 50%; Tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 30%; Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; Tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 80%; Tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 70%. Đến năm 2030: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân
hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 95%; tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 70%; tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%; tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 100%; tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%; t5ỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ công trực tuyến đạt trên 70%; tỷ lệ dân số trưởng thành dùng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt trên 50%; Tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 100%; tỷ lệ các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện được mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở đạt 95%.

Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đề ra các nhóm nhiệm vụ phát triển nền móng gồm: hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, nhân lực số, kỹ năng số, công dân số, văn hóa số, doanh nghiệp số, thanh toán số. Đồng thời, phát triển kinh tế số và xã hội số một số ngành, lĩnh vực như nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế, giáo dục và đào tạo, lao động, việc làm và an sinh xã hội, thương mại, công nghiệp và năng lượng, tài nguyên và môi trường…

Kế hoạch cũng đề ra các giải pháp thực hiện về tổ chức, bộ máy; Hợp tác trong nước; nghiên cứu, phát triển; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức; giám sát triển khai; bảo đảm kinh phí thực hiện chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội trên địa bàn tỉnh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế số, xã hội số. Cụ thể, kiện toàn và tổ chức hiệu quả hoạt động Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Bạc Liêu; tổ chức và triển khai hoạt động của các Tổ công nghệ số cộng đồng đến từng khóm, ấp, khu vực, đảm bảo hoạt động hiệu quả, thiết thực, được đào tạo về kỹ năng số để phổ biến, hướng dẫn, trợ giúp người dân sử dụng công nghệ số và các nền tảng số; phối hợp giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nền tảng số trong việc nghiên cứu, phát triển các nền tảng số xuất sắc, chất lượng cao; thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng các công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, công nghệ bản sao số, chuỗi khối, thực tế ảo/thực tế tăng cường, dữ liệu lớn, kết hợp với các công nghệ mở, mã nguồn mở để phát triển các nền tảng số phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn rộng khắp về các nền tảng số, các mô hình kinh tế số, xã hội số điển hình trên hệ thống truyền thông từ tỉnh đến cơ sở. Phát triển các kênh tư vấn, hỏi đáp, trợ lý ảo về kinh tế số, xã hội số, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, sử dụng nền tảng số, dịch vụ số và công nghệ số.

Đánh giá tác động của phát triển kinh tế số, xã hội số tại tỉnh; trong đó, trọng tâm là đánh giá ảnh hưởng của công nghệ đối với các ngành, nghề và triển vọng việc làm để đưa ra phương án chuyển đổi phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh. Ưu tiên thực hiện chuyển đổi cho các đối tượng chịu nhiều tác động, có khả năng bị thay thế bởi máy móc nhất. Triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu bất bình đẳng, thu hẹp khoảng cách và giảm tác động tiêu cực của quá trình phát triển kinh tế số, xã hội số. Đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số; phát triển các Trung tâm, hệ thống thông tin, dịch vụ giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi công nghệ số. Đẩy mạnh ứng dụng trí tuệ nhân tạo phát triển trợ lý ảo để hỗ trợ người dân 24/7 mọi lúc, mọi nơi

K. Xuyến

Số lượt xem: 12

Tin đã đưa
Liên kết web
Thăm dò

 

SỞ VĂN HÓA, THÔNG TIN, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Địa chỉ: số 16 đường Cù Chính Lan, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823.886 - Email: svhttttdl@baclieu.gov.vn

Số lượt truy cập
00159932
ipv6 ready