Văn hóa học đường - Điểm sáng của Trường Đại học Bạc Liêu - stttt

null Văn hóa học đường - Điểm sáng của Trường Đại học Bạc Liêu
Trường Đại học Bạc Liêu, là nơi đào tạo ra những giáo viên trong tương lai, những con người sẽ trực tiếp thực hiện sứ mệnh “Ươm mầm tri thức tương lai”, thực hiện việc giáo hóa đạo đức, cung cách ứng xử, hình thành nhân cách con người, góp phần tác động mạnh mẽ trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của người dân Bạc Liêu nói riêng và nước nhà nói chung. Thực hiện nhiệm vụ “Nâng cao văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử của người dân” thể hiện qua việc xây dựng mô hình “Văn hóa học đường” từ đó làm lan tỏa trong toàn trường và từng bước tác động đến người dân Bạc Liêu trong quá trình xây dựng và bảo tồn truyền thống văn hóa, làm động lực phát triển kinh tế của địa phương.
Thuật ngữ “Văn hóa học đường” tuy xuất hiện cách đây chưa lâu Văn hóa học đường là hệ thống những giá trị, những chuẩn mực được đề ra nhằm hình thành và phát triển ở người học những nhận thức, suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp. Thực tế thì nội dung của văn hóa học đường đã được thực hiện từ rất nhiều năm trước đây. Ngay khi phát động phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", nhằm "thiết lập lại môi trường sư phạm với sáu đặc trưng là trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả", tạo một môi trường học tập an toàn, thân thiện, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội, tiếp nhận hệ thống tri thức khoa học một cách chủ động, sáng tạo, ở đó người học được hình thành và phát huy nhân cách văn hóa một cách tự giác.
Điều tra thực trạng việc xây dựng văn hóa học đường của sinh viên trường Đại học Bạc Liêu. Sử dụng phương pháp điều tra xã hội học tổng hợp, xử lý số liệu thu thập đánh giá công tác xây dựng văn hóa học đường. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp khả thi trong công tác xây dựng văn hóa học đường của khoa Sư phạm góp phần xây dựng văn hóa học đường của trường Đại học Bạc Liêu
Nội dung của việc xây dựng văn hóa học đường xoay quanh một số vấn đề chính yếu sau: Xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn; xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường, xây dựng "văn hóa ứng xử", "văn hóa giao tiếp", “văn hóa trong chất lượng đào tạo”.
Mặt khác, tích cực xây dựng và giữ gìn trường lớp khang trang, sạch đẹp góp phần hình thành nhân cách văn hóa đó chính là ý thức giữ gìn môi trường sạch đẹp, tạo một môi trường học tập thoáng đãng, mang lại bầu không khí dễ chịu. Cơ sở vật chất tốt, trang nhã, lịch sự sẽ có tác động rất tốt đến tâm thái học tập, đến hành vi ứng xử,… của người học. Từ ý thức giữ gìn trường lớp, sinh viên sẽ dần có ý thức giữ gìn môi trường xung quanh, không chỉ trong nhà trường, mà còn trong gia đình và ngoài xã hội. Ứng xử thân thiện với môi trường. Xây dựng lối sống có kỷ luật thực hiện nghiêm túc việc xây dựng nề nếp học đường, sinh viên phải tuân thủ những nội quy, quy định của Khoa, Trường, thực hiện tốt những điều sinh viên không được làm…Lối sống có kỷ luật sẽ giúp sinh viên hình thành thói quen sống có tổ chức, có văn hóa, mỗi cá nhân đều biết thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao dù ở trên cương vị nào, biết chấp hành tốt những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, biết đặt trách nhiệm và quyền lợi của cá nhân trong mối tương quan đúng đắn với trách nhiệm và quyền lợi của tổ chức.Xây dựng lối ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa sinh viên với thầy cô, giữa sinh viên với sinh viên, giữa sinh viên với mọi người
Bên cạnh việc giáo dục tri thức khoa học, thì việc xây dựng lối ứng xử, giao tiếp có văn hóa trong sinh viên là một việc vô cùng quan trọng. Cung cách ứng xử, giao tiếp thể hiện khá rõ trình độ, đạo đức, nhân cách… Tạo mối quan hệ giữa sinh viên với mọi người trong nhà trường, thái độ sinh viên khi gặp người lớn tuổi,, mức độ chia sẻ, trao đổi ngôn ngữ với mọi người, hình thành văn hóa trong chất lượng đào tạo, tạo môi trường “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Từ cơ sở thực tiễn xây dựng “văn hóa học đường” sắp tới định hướng thực hiện các giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho giảng viên và sinh viên thực hiện tốt việc sinh hoạt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách có hiệu quả. Xây dựng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên gắn liền với chuẩn đầu ra của mỗi ngành nghề đào tạo. Sau những cố gắng, nỗ lực trong một thời gian dài, công tác xây dựng văn hóa học đường của trường Đại học Bạc Liêu đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi: Chất lượng đào tạo từng bước được nâng lên; xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, môi trường văn hóa; hình thành cách sống, lối sống, lối ứng xử văn hóa trong cán bộ, giảng viên, sinh viên với những kết quả đạt được trong thời gian qua, trường đã góp phần vào việc đào tạo một nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ, có lối sống, lối ứng xử văn hóa, đáp ứng mong đợi của xã hội, góp phần xây dựng, phát huy tiềm lực văn hóa của Bạc Liêu, tạo đà cho sự phát triển kinh tế vững mạnh của Bạc Liêu trong tương lai, một nền kinh tế “đi lên từ văn hóa”./.
Số lượt xem: 12
Minh Huấn
Chịu trách nhiệm chính: Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Địa chỉ: số 16 đường Cù Chính Lan, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823.886 - Email: svhttttdl@baclieu.gov.vn