Khai thác làng nghề huyện Hồng Dân tạo bước đột phá mới tăng sức cạnh tranh phát triển du lịch - stttt

null Khai thác làng nghề huyện Hồng Dân tạo bước đột phá mới tăng sức cạnh tranh phát triển du lịch
Ngày nay ở các nước rất coi trọng việc đào tạo nguồn lực nói chung và nguồn nhân lực du lịch nói riêng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, coi đó là sức mạnh nội sinh phát triển đất nước. Trong phát triển du lịch cũng thế nguồn lực chính là cơ sở quan trọng làm nên sự thành công quyết định sự nghiệp phát triển của ngành du lịch.
Để tăng thêm nguồn lực cho nền kinh tế tri thức du lịch tác giả Yoon Byeoung Kuk trong công trình nghiên cứu “Đào tạo du lịch tại Hàn Quốc” (2004) đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu, nhiều bài học hữu ích từ công tác đào tạo du lịch tại Hàn Quốc. Đây là nguồn tài liệu đáng quý liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời tác giả Nguyễn Thị Kiều Viễn và Douglas Hainsworth với chuyên đề “Đào tạo du lịch như một công cụ xoá đói giảm nghèo: Bài học kinh nghiệm ở Việt Nam” năm 2006, đã khái quát diện mạo cơ bản của vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam, trên cơ sở những kiến thức học hỏi, đào luyện ở nước ngoài, hai tác giả đã đưa ra một số sáng kiến sát hợp cho việc đào tạo nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đạt hiệu quả kinh tế cao.
Đối với tỉnh Bạc Liêu, du lịch đang được xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng mũi nhọn, mang đậm sắc thái của một vùng du lịch văn hóa. Du khách gần xa càng ngày càng có cảm tình sâu đậm với vùng đất đã sản sinh ra bản Dạ cổ hoài lang, Hò chèo ghe, Nói thơ Bạc Liêu và với 8 sản phẩm thương hiệu du lịch tiêu biểu trên 33 sản phẩm nằm trong tour, tuyến du lịch “Một điểm đến, bốn địa phương +” của khu vực ĐBSCL cũng từ đó du lịch Bạc Liêu đang dần khẳng định một vị thế vững chãi trong dòng chảy du lịch của dãy đất chín rồng.
Bên cạnh đó, thông qua một số đề tài nghiên cứu về tổng quan hoạt động lễ hội và xây dựng một số mô hình du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” do tác giả Lâm Thành Đắc thực hiện năm 2008, đã khảo sát, đánh giá một cách tổng quát các giá trị của của văn hóa lễ hội ở Bạc Liêu, trên cơ sở đó đề xuất một số mô hình du lịch gắn với lễ hội. Đồng thời, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy các hoạt động lễ hội gắn với việc khơi dậy tiềm năng và thực hiện các mô hình du lịch văn hóa lễ hội. Một trong số những giải pháp về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút phát triển nguồn nhân lực phát huy lễ hội gắn với phát triển du lịch cần được xem là một trong những hoạt động quan trọng để phát huy lễ hội gắn với du lịch trong thời đại CNH,HĐH đất nước.
Tác giả Phan Việt Đua với đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tỉnh Bạc Liêu” năm 2015. Tuy nhiên, những giải pháp của các tác giả nêu trên cũng chỉ dừng lại những vấn đề chung, chưa tập trung nghiên cứu sâu trên lĩnh vực đào tạo nguồn lực để phát triển ngành, nghề truyền thống từ đó làm cơ sở khả thi giải quyết những yêu cầu cấp thiết khách quan tại các địa phương hiện nay. Đối với nguồn lực làng nghề huyện Hồng Dân là vấn đề lớn cần được quan tâm nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng vững mạnh toàn diện đa dạng hóa ngành nghề tổng hợp tạo tiền đề thế và lực cho du lịch Bạc Liêu hướng tới phát triển bền vững.
Làng nghề huyện Hồng Dân đã có từ lâu đời, cần được giữ gìn và phát triển. Làng nghề nơi đây nếu không được gìn giữ, bảo tồn đúng hướng, sẽ có khả năng bị mai một. Du lịch làng nghề theo mô hình homestay hiện đang được chú ý, khách du lịch có xu hướng tìm hiểu những làng nghề truyền thống để nâng cao sự hiểu biết, tìm về vốn lịch sử văn hóa cội nguồn của dân tộc tại các địa phương trên cả nước. Làng nghề ở huyện Hồng Dân có thể khái quát một số đặc điểm chung như nghề kim hoàn, rèn dụng cụ lao động, nghề mộc, đan đát, dệt chiếu, nghề làm bún, bánh tráng, bánh tằm, nấu rượu nếp… đã thật sự tồn tại lâu đời, vai trò của làng nghề thêm gắn bó nông dân với nông thôn, chủ yếu sử dụng nguồn lao động tại chỗ có tính truyền thống cha truyền con nối; đặc điểm về sản phẩm thường thấy đa số họ đều sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, hình thức kinh doanh, dịch vụ theo mô hình hộ cá thể cùng trong một xóm, sản phẩm có thương hiệu riêng khá nổi tiếng như dao, phảng, bánh tằm Ngan Dừa; thúng, nia, mê bồ Nhà Lầu...
Làng nghề không chỉ là mô hình sản xuất truyền thống, mà ngày nay làng nghề còn là một minh chứng cho quá trình lịch sử lâu đời khai phá đất rừng phương Nam và khả năng lao động sáng tạo của con người, của cộng đồng dân cư trên các vùng miền đất nước biểu thị bản sắc văn hóa của từng địa phương hội tụ và phát triển. Đó chính là di sản văn hóa của dân tộc.
Nguồn lực rõ ràng là rất cần thiết để phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, nhưng hiện nay tại huyện Hồng Dân, đội ngũ này chưa được đào tạo bài bản để gắn kết chặt chẽ với phục vụ phát triển du lịch. Do vậy, trước hết các cơ quan chức năng tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp tiến hành khảo sát đánh giá, nghiên cứu bổ sung hồ sơ để công nhận làng nghề cấp tỉnh. Từ đó, định hướng phát triển áp dụng các giải pháp khả thi có tính kế thừa đảm bảo có hệ thống và đồng bộ có tính nguyên tắc trong bảo tồn và phát triển các làng nghề nhanh chóng xúc tiến hoàn thiện quy hoạch, cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, tăng cường đào tạo và sử dụng nguồn lực đào tạo, xây dựng các nhóm giải pháp đào tạo trong hệ thống trường, lớp và đào tạo kết hợp với các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại chỗ. Tập trung xây dựng mô hình phát triển làng nghề tạo bước đột phá mới hình thành loại hình du lịch mới ở huyện Hồng Dân là một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay, cần phải làm ngay, nhằm góp phần tăng sức cạnh tranh thu hút phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn tới hội nhập và phát triển.
Số lượt xem: 14
Thanh Xuân
- Công đoàn cơ sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3 và thi văn nghệ (12/03/2018)
- Lễ hội “Nghinh Ông” – Khát vọng vươn ra biển lớn (17/03/2016)
- Biểu tượng ba dân tộc tại Quảng trường Hùng Vương (18/07/2014)
- Hành trình theo bước chân những người tình nguyện (29/04/2014)
Chịu trách nhiệm chính: Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Địa chỉ: số 16 đường Cù Chính Lan, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823.886 - Email: svhttttdl@baclieu.gov.vn