Số điện thoại đường dây nóng trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân khi thực hiện TTHC, dịch vụ công của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ lần thứ II, năm 2020: Bạc Liêu đạt giải Nhất Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 Doanh nghiệp du lịch, lữ hành đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long khảo sát tiềm năng, sản phẩm du lịch Bạc Liêu Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu Phát huy vai trò liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long với tỉnh Phú Yên Họp Ban Chỉ đạo rà soát tổng thể công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 Kiểm tra các địa điểm tổ chức hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu Đoàn công tác tỉnh Bạc Liêu làm việc với Bộ VH,TT&DL về công tác tổ chức Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022

null Phòng chống Bạo lực gia đình – Sự chung tay của toàn xã hội

Gia đình
Th 3, 24/05/2016, 09:24
Màu chữ Cỡ chữ
Phòng chống Bạo lực gia đình – Sự chung tay của toàn xã hội


Ảnh: Hội nghị tổng kết Kế hoạch hành động công tác Phòng chống bạo lực gia đình (nguồn ảnh Báo Bạc Liêu)

 

 

Hiện nay, bạo lực gia đình không chỉ là bạo lực giữa vợ chồng với nhau, mà còn là hành vi bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình. Tổng số vụ việc bạo lực gia đình diễn ra trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm này 139 trong đó 131 vụ nạn nhân của bạo lực là nữ giới và 08 vụ nam giới là nạn nhân của các bà vợ. Rõ ràng, bạo lực gia đình không chỉ là sự ứng xử bằng “nắm đấm” của người chồng đối với vợ, mà đôi khi còn là sự khủng bố tinh thần như lăng mạ hoặc im lặng kiểu “chiến tranh lạnh” với nhau. Ngoài ra, một động cơ khác làm bùng nổ tình trạng bạo lực gia đình chính là sự cam chịu từ phía nạn nhân, ở đây thường là phía người vợ. Mang nặng lối suy nghĩ cổ hủ  “Xấu chàng hổ thiếp”, nên tuy bị đánh đập, ức hiếp nhưng họ vẫn cứ im lặng, chịu đựng một mình. Tình trạng này kéo dài nhiều năm dẫn đến trầm cảm và rối loạn stress, nhiều trường hợp đã dẫn đến thương tật suốt đời, thậm chí có thể tử vong. Một điều rất thương tâm là, sống trong một gia đình thường xuyên bị bạo lực, nhiều trẻ em lớn lên đã mang theo một nỗi ám ảnh tinh thần về những cách ứng xử thô bạo của bố mẹ với nhau. Chứng kiến được hết sự đau khổ và nỗi khiếp sợ của những đứa trẻ khi phải hứng chịu tình trạng bạo hành gia đình, chúng ta không khỏi bàng hoàng, đau xót. Nhiều đứa trẻ đã nói rằng, chúng sợ nhất là khi phải chứng kiến những hành vi bạo lực của cha mẹ. Nhiều trẻ em có biểu hiện bất thường về tâm lý thì hầu hết nguyên nhân là do hệ lụy của nạn bạo lực gia đình. Nên chăng, những người làm cha, làm mẹ hãy giữ cho con em mình có một tuổi thơ trọn vẹn, để các em có thể sống đúng với lứa tuổi của mình, đừng vì lỗi lầm của người lớn gây ra mà làm ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ và những đứa trẻ cũng đang phải đối diện với căn bệnh “lạnh lùng, vô cảm”.

Nhìn nhận sự việc diễn ra với nhiều nguyên nhân và tìm ra giải pháp hiệu quả nhất là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc giáo dục pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình cần có sự chung sức của toàn xã hội, trong đó công tác tuyên tuyền phổ biến giáo dục pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tác dụng quyết định tới việc làm thay đổi nhận thức, điều chỉnh hành vi của con người. Nhờ tuyên truyền giáo dục, những chuẩn mực về hành vi ứng xử của con người được định hình. Việc tăng cường hoạt động giáo dục phổ biến pháp luật góp phần định hướng, giúp người học nhận ra những hành vi vi phạm pháp luật, cần phải lên án và loại trừ, từ đó hình thành ý thức tự giác chấp hành luật pháp, tôn trọng luật pháp. Nhận thức rõ ảnh hưởng tích cực của truyên truyền giáo dục pháp luật trong việc góp phần giảm thiểu nạn bạo lực gia đình.

Tuy  nhiên, để hạn chế tình trạng bạo lực gia đình đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là sự đồng thuận của đông đảo các tầng lớp nhân dân, hơn ai hết là sự cảm thông, chia sẻ của từng thành viên trong gia đình.

Trong "Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình" các đơn vị chức năng sẽ tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ phụ nữ, trẻ em, xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội và là nhiệm vụ không hề đơn giản. Đó là công việc đòi hỏi phải có sự thực hiện bền bỉ, lâu dài và nhất thiết phải có sự phối hợp của nhiều ngành chức năng, sự nghiêm minh của các cơ quan thi hành pháp luật, sự kết hợp chặt chẽ giữa phổ biến giáo dục pháp luật với giáo dục văn hóa, đạo đức. Có như vậy, các văn bản quy phạm pháp luật mới thực sự có tác dụng ổn định xã hội và quyền của phụ nữ và trẻ em được bảo đảm thật sự.

                                                                                         Khả Vy

 

 

 

Số lượt xem: 27

Tin đã đưa
Liên kết web
Thăm dò

 

SỞ VĂN HÓA, THÔNG TIN, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Địa chỉ: số 16 đường Cù Chính Lan, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823.886 - Email: svhttttdl@baclieu.gov.vn

Số lượt truy cập
00159932
ipv6 ready