Số điện thoại đường dây nóng trong công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân khi thực hiện TTHC, dịch vụ công của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ lần thứ II, năm 2020: Bạc Liêu đạt giải Nhất Hội thi nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Tổng kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 Doanh nghiệp du lịch, lữ hành đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long khảo sát tiềm năng, sản phẩm du lịch Bạc Liêu Hội thảo phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn các giá trị di sản văn hóa đồng bào dân tộc Khmer khu vực vườn nhãn và chùa Xiêm Cán Bạc Liêu Phát huy vai trò liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long với tỉnh Phú Yên Họp Ban Chỉ đạo rà soát tổng thể công tác chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022 Kiểm tra các địa điểm tổ chức hoạt động của Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu Đoàn công tác tỉnh Bạc Liêu làm việc với Bộ VH,TT&DL về công tác tổ chức Ngày hội Văn hóa - Du lịch Bạc Liêu và Lễ hội Dạ cổ hoài lang năm 2022

null Tập trung nâng cao chất lượng phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Hồng Dân

Gia đình
Th 2, 29/02/2016, 09:22
Màu chữ Cỡ chữ
Tập trung nâng cao chất lượng phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Hồng Dân

            Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là một nhiệm vụ quan trọng để thực hiện thắng lợi nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

            Những năm qua, phong trào đã được triển khai sâu rộng, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, các ngành, các cấp cùng tham gia và đạt được nhiều kết quả quan trọng: thông qua triển khai và thực hiện phong trào đã góp phần làm thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nên động lực quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn huyện.

Một trong những điểm nhấn trong triển khai thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH ở huyện Hồng Dân thời gian qua chính là việc tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa; xã văn hóa nông thôn mới, thị trấn văn minh đô thị; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Đến nay, toàn huyện  có 24.452/ 25.529 hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa ( đạt tỷ lệ 95,78%), 71/71 ấp đạt chuẩn văn hóa (đạt tỷ lệ 100%), 116/116 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa (đạt tỷ lệ 100%).

Nhận xét và đánh giá thực tế khách quan cho thấy: phong trào tuy đã phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu song nhận thức về nội dung, tầm quan trọng của phong trào ở cấp ủy, chính quyền một số xã, thị trấn, kể cả một số cán bộ, đảng viên ở cơ sở và một bộ phận nhân dân còn hạn chế, dẫn đến chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện; công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” chưa được triển khai thường xuyên; sự phối hợp giữa các ngành, đoàn thể có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng phân chia nhiệm vụ giửa các ngành thành viên nên chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia hưởng ứng phong trào; công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở chưa thường xuyên, liên tục; công tác bình xét công nhận hộ gia đình và ấp văn hóa ở một số nơi thực hiện chưa đúng theo quy trình hướng dẫn; chưa chú trọng chất lượng còn chạy theo số lượng; hiện nay còn nhiều ấp đã được công nhận nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở còn nghèo nàn và thiếu thốn nhất là Nhà văn hóa chưa đầu tư xây dựng; việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện quy ước khu dân cư còn nhiều hạn chế. Những biểu hiện tiêu cực như tảo hôn, bạo lực gia đình, trộm cắp vặt, gây ô nhiễm môi trường… đang có xu hướng tăng nhưng chưa kịp thời điều chỉnh quy ước để có biện pháp chế tài phù hợp với điều kiện của từng khu dân cư; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn chênh lệch khá lớn so với thành thị; một số ấp văn hóa đã được công nhận nhưng không duy trì chất lượng; tệ nạn xã hội nơi này, nơi khác chưa được ngăn chặn hiệu quả; một số hủ tục, lạc hậu, dị đoan, đốt vàng mã… cưới xin, ma chay linh đình gây tốn kém còn diễn ra, làm mất đi giá trị đích thực của việc hiếu hỷ.

Thực trạng tình hình trên, huyện đã xác định: để duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,  trước tiên kiện toàn ban chỉ đạo các xã thị trấn đủ mạnh đi vào hoạt động để thực hiện phong trào này rộng rãi trên toàn địa bàn huyện; phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng quản lý và tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, đặc biệt là nội dung, quy trình cũng như các văn bản mới liên quan đến việc xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn dân cư cho ban chỉ đạo xã và ban chủ nhiệm ấp văn hóa hàng năm; làm tốt công tác kiểm tra hướng dẫn bình xét gia đình văn hóa, ấp văn hóa đúng quy trình. Để duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở cần nhận thức đúng việc xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, lành mạnh là nhân tố quan trọng góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Bên cạnh đó, quan tâm công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa tốt đẹp, lợi ích thiết thực của phong trào đối với cộng đồng và mỗi gia đình. Mặt khác, ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện cũng như xã, thị trấn được củng cố, kiện toàn đủ số lượng và thật sự có chất lượng; xây dựng được nội dung tổ chức thực hiện phong trào trên cơ sở phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán ở từng địa phương, tránh sự áp dụng các nội dung một cách cứng nhắc, rập khuôn. Xây dựng kế hoạch khảo sát toàn diện gia đình, ấp văn hóa, đối chiếu với các tiêu chuẩn, xem bao nhiêu gia đình, ấp không duy trì được tiêu chuẩn, cụ thể là tiêu chuẩn nào, nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, bình xét, công nhận và khen thưởng danh hiệu văn hóa, tạo động lực để đẩy mạnh, nhân rộng, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của phong trào.

Một trong những nội dung quan trọng mà thời gian qua được huyện quan tâm đó là phát động nhân dân tích cực tham gia thực hiện và nhân rộng các phong trào, các cuộc vận động có hiệu quả như: phong trào “Thi đua yêu nước”, tạo động lực thúc đẩy việc nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào“Người tốt, việc tốt” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhằm biểu dương, động viên, khích lệ, tạo ra những hạt nhân tích cực để góp phần thúc đẩy phát triển phong trào ngày càng đi vào chiều sâu; phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, đồng hành với cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…;  Các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng và duy trì phong trào văn nghệ quần chúng, câu lạc bộ đờn ca tài tử; bảo tồn các loại hình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian, truyền thống của địa phương, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đẩy mạnh phong trào xã hội hóa các hoạt động văn hóa đồng thời với tranh thủ đầu tư của các cấp cho cơ sở vật chất văn hóa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân trên địa bàn huyện.

Một số định hướng trọng tâm sắp tới để phong trào thực sự đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, huyện Hồng Dân tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, chỉ đạo bổ sung và hoàn thiện quy ước khu dân cư trên địa bàn huyện. Tiếp tục triển khai thực hiện một cách hiệu quả các quy định của Trung ương, của Tỉnh về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Động viên khuyến khích sự đóng góp của toàn xã hội trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, gắn xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao với xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu dân cư, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở để tạo sức mạnh nội lực trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh như: xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương, pháp luật, xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái… phát triển đa dạng các loại hình câu lạc bộ, nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Gia đình cộng đồng và nhà trường cần có sự phối hợp hoạt động trong việc định hướng những giá trị đạo đức chuẩn mực xây dựng nhân cách có văn hóa trong lao động, học tập và bảo vệ Tổ quốc, có như vậy thì công tác xây dựng đời sống văn hóa mới thực sự có chất lượng.

Bài: Thanh Xuân

Số lượt xem: 15

Tin đã đưa
Liên kết web
Thăm dò

 

SỞ VĂN HÓA, THÔNG TIN, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẠC LIÊU
Chịu trách nhiệm chính: Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở, Trưởng Ban Biên tập
Địa chỉ: số 16 đường Cù Chính Lan, Phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 02913.823.886 - Email: svhttttdl@baclieu.gov.vn

Số lượt truy cập
00159932
ipv6 ready